Cá lóc (Channa striata) là đối tượng thủy sản được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên chủ yếu trong các thủy vực nước ngọt. Cá lóc còn có tên khác như cá quả, cá chuối, cá tràu,… cá lóc có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Hiện nay cá lóc được nuôi thâm canh trên diện rộng dẫn đến việc kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn. Tại Việt Nam, bệnh đốm trắng nội tạng được ghi nhận quanh năm và có tỉ lệ hao hụt cao.
Tác nhân gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc
Vi khuẩn Aeromonas schubertii được xác định là tác nhân gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc. Ngoài ra, một số tác nhân cơ hội khác như nấm, ký sinh trùng cũng có thể lây nhiễm khi cá mắc bệnh đốm trắng nội tạng làm xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh lý khác nhau như lở loét, mòn đuôi, trắng mang,…dễ gây nhằm lẫn khi chuẩn đoán.
Dấu hiệu bệnh lý
– Cá mắc bệnh có dấu hiệu như giảm ăn, bơi lờ đờ trên mặt ao, một số vùng bị mất sắc tố tạo thành từng vệt trắng trên thân, bụng trương to, hậu môn sung huyết, sưng to, xuất huyết ở phần da bụng.
– Các cơ quan gan, thận và tỳ tạng sưng và xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti, có đường kính 0,1- 0,2 mm. Một số còn phân bố ở màng ruột và theo chiều dài của ruột cá.
Cách phòng bệnh
– Xử lý diệt khuẩn, sát trùng nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi, nên chuẩn bị ao lắng để chủ động nguồn nước sạch
– Lựa chọn con giống ở các cơ sở uy tín và có kiểm dịch âm tính với các mầm bệnh
– Định kỳ 7-10 ngày sử dụng IODINE VAX 90 liều 1 lít/8.000 m3 nước để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh
– Sử dụng vi sinh để xử lý nước
– Thường xuyên bổ sung vitamin C, các hợp chất tăng cường miễn dịch để tăng đề kháng cho cá
Cách trị bệnh
– Xử lý môi trường bằng GLUMAX 80 liều 1 lít/4.000 m3 nước, tạt đều trong ao lúc trời nắng
– Cho ăn: Dùng DOMOX 900 liều 2-3g/kg thức ăn (1kg/10-12 tấn cá) 4 – 5 ngày liên tục. Sau đó dùng ANTI LIVER liều 2-3ml/kg thức ăn (1lít/10-12 tấn cá) + ALLIC ZYME liều 2-3g/kg thức ăn (1kg/10-12 tấn cá) 4 ngày liên tục.
* Lưu ý: Trường hợp cá chết do nhiễm bệnh cần được chôn vào hố cách ly có rải vôi sống CaO để khử trùng, nước từ ao nuôi cá nhiễm bệnh phải được diệt khuẩn trước khi thải ra sông, kênh, rạch để tránh lây lan cho các ao khác ở khu vực.
Việc phòng bệnh được xem là phương pháp tốt nhất quyết định sự thành công của nghề nuôi, công ty Đại Hoàng Phú khuyến khích bà con nên chủ động phòng tránh và lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng nhằm giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi nhuận tốt nhất.
Công ty Đại Hoàng Phú kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!